Các phương pháp lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp
Dữ liệu doanh nghiệp là tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi công ty, nhân viên hoặc khách hàng đều có thể sử dụng các dữ liệu này để trao đổi mua bán với nhau. Vậy bạn và doanh nghiệp đã tìm ra cho mình phương pháp lưu trữ dữ liệu nào hiệu quả? Hãy cùng Máy Chủ Việt khám phá ngay các cách lưu trữ dữ liệu an toàn ngay sau đây nhé!
Lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp
Lưu trữ là quá trình tổ chức, quản lý và bảo quản thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm cả việc lưu trữ dữ liệu trong các hệ thống máy tính, và việc lưu trữ tài liệu bằng giấy. Việc lưu trữ thông tin đảm bảo tính toàn vẹn, khả dụng và bảo mật của dữ liệu và có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình tìm kiếm, truy cập và chia sẻ thông tin.
>>> Tham khảo một số thiết bị lưu trữ dữ liệu uy tín, chất lượng.
Các hình thức lưu trữ dữ liệu
- Dedicated Sever – Máy chủ riêng: là một hình thức lưu trữ dữ liệu bằng một máy chủ vật lý được dành riêng cho một doanh nghiệp hay tổ chức. Nó cho phép cài đặt theo nhu cầu của người dùng đảm bảo hiệu suất và bảo mật tốt nhất cho dữ liệu của họ.
- VPS (Virtual Private Sever) – Máy chủ riêng ảo: là hình thức lưu trữ dữ liệu trên máy chủ ảo, nhiều khách hàng sẽ sử dụng chung một máy chủ vật lý nhưng được phân chia riêng lẻ và hoạt động như máy chủ riêng biệt. Được dùng để cung cấp dịch vụ lưu trữ web, ứng dụng web,…
- Cloud Sever – Máy chủ Cloud: hoạt động trên nền tảng đám mây, được xây dựng trên nền tảng ảo hoá , cho phép nhiều máy chủ ảo được tạo ra trên cùng một phần cứng vật lý.
- NAS (Network Attached Storage): hệ thống lưu trữ dữ liệu được kết nối với mạng LAN để chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. Trong doanh nghiệp NAS thường được dùng để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên và backup dữ liệu.
- SAN (Storage Area Network): là một mạng lưu trữ dữ liệu tách rời và riêng biệt với mạng LAN hay WAN. Được thiết kế để kết nối các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, băng tần, thẻ nhớ, máy chủ,…với các thiết bị và máy tính khác trong mạng.
>>>> Các bạn có thể tìm hiểu SAN và NAS qua bài viết: So sánh thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS và SAN
- Ổ cứng gắn ngoài: là một thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài cho các thiết bị mạng hay máy tính, được cấu tạo như ổ cứng máy giúp người dùng dễ dàng mang theo bên người khi di chuyển và kết nối với máy tính thông qua chiếc cap USB.
- Cloud Storage: còn gọi là dịch vụ lưu trữ đám mây, được cung cấp bởi một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó cho phép người dùng sử dụng dịch vụ của họ để lưu trữ, sao lưu, quản lý và chia sẻ các dữ liệu, tập tin,… từ xa. Chỉ cần một thiết bị điện thoại hay máy tính của bạn có kết nối Internet đều có thể sử dụng và quản lý dữ liệu ở mọi nơi.
Lợi ích của lưu trữ dữ liệu
Giải pháp lưu trữ đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp luôn được lưu trữ một cách an toàn và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Nếu có sự cố nào xảy ra thì dữ liệu vẫn được bảo vệ và có thể khôi phục lại.
Một giải pháp lưu trữ hiện đại có khả năng tăng hiệu suất và khả năng mở rộng. Nó cho phép doanh nghiệp tăng cường khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.