Ram server là gì? Tổng hợp thông tin về Ram máy chủ mà bạn nên quan tâm
Ram máy chủ hay Ram server là linh kiện giúp truy xuất và lưu trữ dữ liệu một cách nhanh chóng hơn. Trên thực tế thì không ít người dùng đang phân vân về vấn đề giữa Ram máy chủ và Ram máy tính có thể lắp đặt song song với nhau hay không? Hãy cùng Máy Chủ Việt phân tích tại bài viết bên dưới các bạn nhé!
Ram server là gì?
Ram server là một bộ phận bên trong phần cứng của máy chủ server, thuật ngữ Ram được viết tắt của tên tiếng anh Random-access memory. RAM server cũng quyết định đến lượng dữ liệu có thể truyền tải và xử lý ngay lập tức.
>>>> Một số loại Ram server chuyên dùng cho máy chủ, mời bạn tham khảo ngay.
Các loại Ram trên thị trường
Có khá nhiều loại Ram trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau, về cơ bản thì Ram có 2 loại chính là SDR (Single Data Rate) SDRAM và DDR (Double Data Rate) SDRAM. Cấu trúc của hai loại Ram server này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại Ram máy chủ (server) thì loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủdành cho doanh nghiệp.
Thông số của Ram máy chủ bạn cần biết
- Tốc độ (speed): Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV...
- Độ trễ (Latency) hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.
- Tần số làm tươi (Refresh Rate): Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.
So sánh Ram máy chủ và Ram máy tính
Cấu tạo
Cấu tạo của 2 loại gần giống nhau, chỉ khác là bộ nhớ của máy chủ sử dụng tới 9 chip nhớ chứ không chỉ 8 chip nhớ như ở RAM thông thường. RAM Server có 8 chip nhớ thường và 1 chip phát hiện và sửa lỗi ở các chip nhớ khác.
Độ tin cậy
ECC là viết tắt của Error Correcting Code hay còn gọi là RAM tự động sửa lỗi. Không giống như máy tính chỉ phục vụ một người tại một thời điểm, máy chủ phải phục vụ nhiều máy khách truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời máy chủ sẽ phải làm việc không ngừng 24/7 giờ một ngày nên nó có nguy cơ bị hỏng hoặc mất dữ liệu.
Lúc này khả năng tự sửa lỗi của RAM ECC sẽ giúp giảm thiểu mất mát dữ liệu và khả năng xảy ra sự cố ngoài ý muốn, giúp máy chủ an toàn hơn. Hệ thống máy tính sử dụng RAM ECC sẽ giảm khả năng xảy ra sự cố hơn nhiều so với RAM thông thường. Vì vậy nếu đang không biết điểm khác biệt giữa RAM máy tính và RAM Server là gì, thì đây chính là đáp án bạn đang tìm.
Giá thành
Vì thời gian nghiên cứu và phát triển RAM Server lâu hơn rất nhiều, dẫn đến giá thành cao hơn nhiều so với RAM thông thường. Bằng cách phân biệt các loại RAM, bạn sẽ thấy ưu nhược điểm của mỗi loại để từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho hệ thống máy chủ của mình.
>>> Nguồn: https://maychuviet.vn/ram-server-la-gi-co-may-loai-ram-server/ và
https://maychuviet.vn/su-khac-nhau-giua-ram-may-chu-va-ram-may-tinh-ca-nhan/