Công nghệ lưu trữ đám mây phù hợp cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại

Trong thời đại số hóa ngày nay, công nghệ lưu trữ đám mây đã trở thành một công cụ hữu ích và phổ biến cho doanh nghiệp. Với sự gia tăng về dữ liệu và yêu cầu về quản lý thông tin, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của mình một cách dễ dàng và an toàn. Và công nghệ lưu trữ đám mây là một trong những lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp trong thời đại ngày nay.

Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là một hình thức sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó cho phép người dùng dịch vụ của họ có thể lưu giữ, quản lý, chia sẽ và backup dữ liệu của họ từ xa. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể truy cập tập tin ấy bất cứ lúc nào, miễn là có truy cập internet. Dữ liệu của bạn được lưu trên server của nhà cung cấp đó và bạn sẽ sử dụng một ứng dụng desktop hoặc ứng dụng web online của họ để truy xuất đến dữ liệu của mình.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau như là: AWS, Google Drive, Droxbox, OneDrive,… Ở Việt Nam mình cũng có Fshare rất nổi tiếng.

Những hình thức Cloud Storage dành cho Doanh Nghiệp

Public Cloud: Loại hình này cung cấp tài nguyên như máy chủ hoặc storage cho bạn sử dụng thông qua internet. Với Public Cloud thì toàn bộ tài nguyên bao gồm phần cứng, ứng dụng… đều do nhà cung cấp dịch vụ này quản lý nói cách khác là tài nguyên dùng chung vì đúng như cái tên nó xây dựng mục đích phục vụ công cộng. Bạn chỉ cần bỏ tiền mua dịch vụ, việc bảo mật dữ liệu của bạn cứ để họ lo. Ưu điểm là phục vụ được đại đa số cộng đồng.

>>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về Public Cloud qua nội dung bài viết: "Public Cloud là gì? Những thông tin cần biết về Public Cloud"

Private Cloud: Đây là loại hình dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa và lớn. Vì đây là mô hình triển khai riêng biệt, với phần cứng mà doanh nghiệp thuê sẽ được đặt tại công ty hoặc đặt tại nhà cung cấp mà họ mua (hoặc thuê) mà không phụ thuộc bất cứ phần cứng nào đang chạy dịch vụ khác của bên nhà cung cấp. Với cơ chế đồng bộ 2 chiều, thích hợp với ứng dụng lớn như database hay hệ thống ERP vì độ trễ thấp và hiệu xuất cao. Ưu điểm lớn nhất là lưu giữ thông tin nội bộ tốt, không bị bên thứ 3 là nhà cung cấp can thiệp (mặc dù tất cả nhà cung cấp đều cam kết không can thiệp dữ liệu khách hàng).

>>>> Cách thức hoạt động và vận hành của Private Cloud được mô tả cụ thể ở bài viết: "Giải pháp xây dựng Private Cloud cho doanh nghiệp"

Hybird Cloud: Là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Cho phép ta lựa chọn môi trường Public hay Private linh hoạt cho ứng dụng. Mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn triển khai hơn vì sự linh hoạt mạnh mẽ kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình. Nhược điểm là chi phí tốn kém và thời gian triển khai chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian.

>>> Công nghệ đám mây Hybrid Cloud và ứng dụng của chúng trong thực tiễn, mời bạn xem thêm bài viết: "Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng của Hybrid Cloud trong thực tế ngày nay"

Lợi ích của công nghệ lưu trữ đám mây

Công nghệ lưu trữ đám mây cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ từ xa được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Thay vì phải đầu tư vào hạ tầng phức tạp và tốn kém của việc xây dựng và duy trì máy chủ riêng, công nghệ lưu trữ đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung vào hoạt động chính.

Một trong những lợi ích chính của công nghệ lưu trữ đám mây là khả năng mở rộng linh hoạt. Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm dung lượng lưu trữ một cách dễ dàng theo nhu cầu thay đổi của mình. Điều này cho phép họ tiết kiệm chi phí cho việc mua sắm và quản lý phần cứng. Ngoài ra, công nghệ lưu trữ đám mây cũng cung cấp khả năng truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet, giúp tăng cường tính linh hoạt và làm việc từ xa.

An ninh dữ liệu là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ lưu trữ đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường áp dụng các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt như mã hóa dữ liệu, xác thực hai lớp và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng. Hơn nữa, dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ từ xa, giúp ngăn chặn mất mát dữ liệu do các sự cố vật lý như hỏng hóc thiết bị hoặc thảm họa tự nhiên.


Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Tìm hiểu các mã lỗi ở BIOS mainboard Supermicro X9/X10

Gemini cập nhật tin tức tức thì với AP

Google "siết chặt" cuộc chiến chống SEO mũ đen